Cờ tướng là một bộ môn đã quá quen thuộc trong người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm nay. Bộ môn này thu hút hàng nghìn người chơi không chỉ bởi vì tính chiến thuật mà còn bởi ý nghĩa các quân cờ tướng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về ý nghĩa của mỗi một quân cờ ở trên bàn cờ nhé! Cùng đón xem!
Mục Lục
Ý nghĩa các quân cờ tướng
Cờ tướng được biết đến là một trong những thú vui tao nhã của người dân từ thời xa xưa đến nay. Đây cũng là một bộ môn giúp cho con người xoa dịu đi những căng thẳng trong cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó, trong mỗi nước đi thì chúng ta cũng có thể tìm được cho mình những bài học bổ ích cũng như rèn luyện cho mình những kỹ năng nhất định. Nếu như là một người chơi mới tìm hiểu về bộ môn này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về ý nghĩa các quân cờ tướng ngay sau đây nhé!
Quân tướng hoặc quân soái
Quân tướng hay còn gọi là quân soái cũng chỉ được phép di chuyển trong vùng cung cấm với 2 quân tượng và 2 quân sĩ canh gác cực kỳ nghiêm ngặt ở cả 2 bên với tinh thần sẵn sàng hi sinh bất kỳ lúc nào. Cũng chính bởi sự bảo vệ chặt chẽ này nên người chơi muốn thắng trong cờ tướng là cực kỳ khó. Kể cả có liều chết để tấn công cũng chưa chắc đã giành được chiến thắng.

Cũng chính vì thế mà để tránh tạo ra thế cờ hòa ở trong cờ tướng mà bộ môn này cũng đã đưa thêm luật cấm lộ mặt tướng. Theo đó thì khi tướng của một bên đã chiếm được 1 lộ (1 hàng dọc ở trên bàn cờ) thì tướng ở bên kia sẽ không được phép lộ mặt nhìn trực tiếp vào bên tướng đối diện.
Nếu không sẽ bị xem như là thua ngay lập tức. Việc chiếm được lộ cùng với luật cấm lộ mặt này đã hỗ tợ cho tướng có thêm một vai trò mới như là một quân xe và có thể uy hiếp tướng của đối phương ngay từ phần sân nhà.
Nhờ vào luật cấm lộ mặt tướng này mà khi cờ tàn thì số lượng ở trên mặt bàn còn cực kỳ ít. Nếu như tướng chiếm được 1 lộ thì nó sẽ kìm hãm được 1/3 số vị trí có thể di chuyển được của tướng đối phương và khiến cho họ gặp khó khăn hơn trong quá trình di chuyển.
Nếu như chiếm được lộ ở giữa thì tướng của đối phương sẽ chỉ còn 1/3 số vị trí có thể di chuyển được ở trong cung cấm mà thôi. Lúc này, chỉ cần 1 đến 2 quân tấn công là đã có thể vây hãm được tướng của đối phương và kết thúc ván đấu.
Mặc dù tướng là một quân cờ có vai trò quan trọng thế nhưng khả năng di chuyển của nó lại có phần hạn chế và đồng thời khả năng chiến đấu hầu như là cực kỳ yếu, trừ trường hợp trong giai đoạn tàn cuộc, khi mà luật cấm lộ mặt tướng cũng đã khiến cho nó trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.
Việc xây dựng hình tượng của quân tướng dựa vào thực tế cũng là người chủ soái đôi khi không chỉ là người trực tiếp ra mặt để chiến đấu mà còn là người đứng sau để chỉ huy toàn quân. Khi về càng về tàn cuộc thì vai trò của tướng lại càng quan trọng hơn khi mà mọi bước di chuyển cũng cs thể quyết định đến kết quả của cả trận đấu.
Quân sĩ
Nếu như trong cờ vua thì ở sát với vua sẽ là quân hậu tướng trung cho hoàng hậu thì trong cờ tướng, do ảnh hưởng của văn hóa phương đông mà theo đó, người phụ nữ không được phép tham gia chính sự nên quân hậu sẽ không được phép xuất hiện ở trên bàn cờ. Để thay thế cho quân hậu ở trong cờ tướng mà những người chơi từ thời xa xưa đã thêm vào quân Sỹ cùng với vai trò bảo vệ cho tướng. Chính vì có vai trò như thế nên quân sĩ cũng chỉ được phép di chuyển ở trong vùng cung cấm với tổng cộng 5 vị trí đứng trên 2 đường chéo.

Quân sĩ cũng sẽ được xây dựng dựa vào hình tượng của các vị quân sư trung thành tuyệt đối. Tương tự như 2 cánh tay phải và trái của tướng và luôn luôn ở cạnh bên để hỗ trợ cũng như đưa ra quyết sách, chăm sóc và bảo vệ tận tụy cho các chủ tướng. Nếu như mất đi quân sĩ cũng tương đương như mất đi sách lược và mất đi linh hồn, đe dọa trực tiếp đến sự an nguy của quân tướng.
Mặc dù là quân cờ có sức chiến đấu không quá cao nhưng quân sĩ cực kỳ nguy hiểm khi mất đi, đặc biệt là lúc đối phương chỉ còn có đủ 2 xe. Cha ông ta thời xa xưa thường có câu khuyết sĩ kị xong xe. Nhiều người chơi cũng đã sẵn sàng thí pháo để diệt sĩ. Khi tàn cuộc thì sĩ sẽ thường được sử dụng để làm pháo chiếu tướng.
Quân tượng
Tượng là một quân cờ xuất hiện trong cả cờ vua lẫn cờ tướng và có cách di chuyển tương đối giống nhau và đều là theo đường chéo. Mặc dù tượng ở trong cờ tướng là chỉ di chuyển ở trong đường chéo trong phạm vi của 1 hình vuông 4 ô.
Ngoài ra, quân tượng ở trong cờ tướng cũng chỉ có thể di chuyển ở phần sân nhà nên cũng chỉ có thể đứng ở 7 điểm ở trên bàn cờ. Nếu như có 1 quân cờ chặn ở giữa phầnđường chéo của tượng thì sẽ không được phép di chuyển hoặc còn được gọi là bị cản. Vị trí cản này còn được gọi là mắt tượng.
Bên cạnh đó, quân tượng cũng sẽ không được phép di chuyển đến vị trí đã nêu nếu như có 1 quân được đặt tại vị trí ở giữa của hình vuông gồm 2 ô. Lúc đó, chúng ta gọi là Tượng bị cản và vị trí được cản này còn gọi là mắt tượng. Tượng cũng sẽ giống với quân sĩ nó cũng sẽ được sử dụng nhiều hơn do việc sử dụng cho việc phòng ngự hơn là tấn công. Nếu như mất tượng cũng sẽ khiến cho tướng dễ bị uy hiếp hơn rất nhiều.
Quân xe
Điểm chung của quân xe ở trong cờ vua lẫn cờ tướng là đều có cách di chuyển giống nhau, đều ăn quân theo trục dọc hoặc ngang, đồng thời xuất trận từ góc ngoài cùng của bàn cờ. Trong cả cờ vua lẫn cờ tướng thì quân xe luôn được xem là quân cờ có sức chiến đấu mạnh mẽ nhất. Nếu như sử dụng được quân xe tốt thì người chơi sẽ có thể hoàn toàn uy hiếp và truy đối đối phương, dồn chúng vào đường cùng hoặc thậm chí là kìm hãm được sức mạnh của chúng.
Cách đi cũng như cách ăn quân của xe hàm chứa nhiều ý nghĩa đẹp cùng với nhiều đạo lý thâm sâu. Xe được ví là một hình tượng của một người quân tử, một đấng nam nhi đội trời đạp đất, chính trực, liêm khiết và anh hùng. Nó giốn g như một vị tướng thống soái ở ngoài chiến trường khi luôn luôn tấn công trực diện và thẳng mặt quân thù, không bao giờ đánh lén ở phía sau.

Cờ tướng luôn được yêu thích và trở thành một môn cờ chiến thuật được rất nhiều người yêu thích nhờ vào khả năng phối hợp đa dạng cũng như cách biến hóa các quân cờ mạnh hoặc yếu khác nhau và có điểm chung là cùng hứng đến một chiến thắng huy hoàng ở trên chiến trường.
Trong số các quân cờ ở trên bàn cờ thì xe luôn là quân chủ lực cùng một sức mạnh vượt trội, lối di chuyển không bị giới hạn, phạm vi tấn công cũng như phòng thủ rất rộng. Trên đấu trường tấn công thì sẽ không có một ai mạnh bằng xe và trong đấu trường phòng thủ thì cũng sẽ chẳng có quân cờ nào cơ động giống như xe.
Ở giai đoạn khai cuộc thì nhiệm vụ chính của người chơi sẽ là triển khai nhanh chóng các quân chủ lực, đặc biệt là xe cần phải được triển khai ra trận từ sớm để có thể chiếm lấy các thông lộ chính. Cũng chính vì thế mà từ xa xưa, những người chơi cờ đã có thể đúc kết được rằng “3 nước xe không xuất, tất sẽ phải thua cờ.”
Trong khi khai cuộc thì quân xe cũng có thể di chuyển đến hàng tốt hoặc chiếm 2 trục lộ để cùng phối hợp với pháo và mã. Mỗi khi phòng thủ thì quân xe ở nên ở vị trí trên sông nhằm chặn bước tiến của đối phương sang phần sân nhà của mình.
Nếu như thực chiến mà khi tấn công bắt được sĩ của đối phương thì không nên đổi xe mà hãy nên dùng mã và xe để cùng phát động tấn công, tạo nên sát cục nhằm hạ gục đối phương. Nếu như đối phương khuyết tượng thì xe cùng với pháo sẽ là một bộ đôi tấn công hoàn hảo. Trong cờ tướng thì tuyệt đối người chơi không nên để xe các khu vực bí bách có nhiều quân cản. Thay vì đó, xe cần một vị trí thông thoáng để dễ dàng di chuyển trong khi tấn công và phòng ngự.
Quân pháo
Quân pháo ở trong cờ tướng có cách đi khá giống với quân xe. Nghĩa là nó cũng sẽ di chuyển theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Thế nhưng, quân pháo lại có cách ăn tương đối đặc biệt bởi nó cần phải có 1 quân làm ngòi ở phía trước.
Ở những chiến xa xưa, cửu cung luôn được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt suốt 24/7 vì tượng và sĩ sẽ cùng với lũy cao hào sâu và bên cạnh dó, tướng của địch thì luôn ở trong cung rất khó để có thể đột phá. Dù cho có mạnh mẽ như xe nhưng một khi gặp phải quân chặn đánh thì cũng chỉ đành chịu trận.
Đây cũng sẽ là lúc mà pháo thể hiện sức mạnh của mình. Bởi quân cờ này sẽ có thể tấn công tướng địch tại bất kì vị trí nào ở trên bàn cờ và thậm chí là lùi về cung ở cuối trận cùng kết hợp với sĩ để làm ngòi chiếu hết đối phương. Đây là một cách tấn công thường thấy nhất.

Cùng với cách ăn quân đặc biệt là cần có quân làm ngòi thì pháo thể hiện được sức mạnh tốt nhất của mình ở khai cuộc cũng như tàn cuộc khi số quân ở trên bàn còn nhiều. Ở cuối trận thì sức mạnh của pháo sẽ giảm dần. Cũng chính vì thé mà một số người chơi thường nói rằng cờ tàn pháo hoàn là chính vì nguyên nhân này.
Cũng bởi vì nguyên nhân này mà số thế cờ khai cuộc sẽ dùng pháo lên đến 70%. Một số thế cờ khai cuộc bằng pháo mà người chơi thường gặp là pháo đầu, thuận/nghịch pháo. Đối với những người chơi có tính hiếu sát thì thậm chí còn khai cuộc bằng cách dùng pháo diệt mã nữa.
Khi cờ saturanga mới được hình thành thì cờ tướng không có quân pháo. Bởi trên thực tế thì lực lượng pháo binh chưa được hình thành. Theo nghiên cứu về sử học thì phải mãi đến thời Đường thì quân phao mới được thêm vào bàn cờ.
Thủy sơ khai pháo được biết đến là một loại máy bắn đá chuyên dùng để công thành và khi chiết tự chữ pháo ở thời kì đầu, người ta sẽ thấy chữ thạch có nghĩa là đá cũng là do nguyên nhan này. Phải mãi cho đến thời Tống, khi mà thuốc nổ được phát minh và được sử dụng cho quân sự thì chữ pháo mới chính thức được viết lại với bộ Hỏa thay cho bộ Thạch như lúc ban đầu.
Chính vì sự xuất hiện của quân Pháo ở trên chiến trường cũng đã khiến cho cả bàn cờ trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hơn. Sự xuất hiện của pháo cũng đã nâng tầm cờ tướng lên rất nhiều và khiến cho nó trở nên độc lạ hơn bao giờ hết. Quân pháo cũng đã tạo nên nhiều sự khác biệt to lớn giữa cờ vua và cờ tướng. Mặc dù châu Âu sau này có sử dụng đến pháo binh nhưng lại không được đưa vào trong cờ vua bởi cách bố trí quân trong cờ vua cực hó để sắp xếp thêm một quân cờ mới nữa.
Quân mã
Dù cho là trong cờ vua hay cờ tướng thì quân mã đều có cách di chuyển cực kỳ đặc biệt là theo hình chữ L. Mặc dù sự sắp xếp quân ở cả trong cờ vua cũng như cờ tướng cũng đã khiến cho sức mạnh của quân mã khác nhau rất nhiều.

Theo đó, cờ tướng sẽ sử dụng các giao điểm để đặt quân và khiến cho chiến trường được mở rộng hơn rất nhiều, từ đó tạo nên nhiều diện tích hơn để cho mã có thể tung hoành ở trên toàn bộ mặt trận. Nếu như được giữ cách di chuyển như trong trò saturanga thì quân mã sẽ có sức mạnh vô biên cùng với sức công kích lớn, từ đó khiến cho sức mạnh của các quân cờ chênh lệch nhau rõ rệt,
Chính vì nguyên nhân như trên mà luật cản mã cũng đã được đưa vào để kìm hãm được sức mạnh của quân mã. Cách duy nhất để có thể cản được lực lượng kỵ binh ở trên chiến trường đó chính là chèn vào chân ngựa. Quân mã ở trong bộ môn này sẽ bị cản lại nếu như nó có một quân khác chen chân vào. Đây cũng là nét thâm sâu mà tinh tế của người Trung Hoa khi đã khéo léo đưa vào hình ảnh chiến trường thực vào trong 1 trò chơi.
Quân tốt
Khi tìm hiểu về ý nghĩa các quân cờ tướng thì quân cờ không thể thiếu đó chính là quân tốt. Xe 10, phóa 7, mã 3 là một cách mà người xưa dùng để đánh giá sức mạnh của các quân cờ khi lấy quân tốt làm căn cứ với 1 điểm. Câu nói này cũng đã cho thấy được sức mạnh to lớn của quân xe khi 1 xe cũng đã khiến cho cả 1 bàn cờ trở nên chao đảo.
Cha ông ta thường nói rằng: “ Nhất xa sát vạn” cũng chính bởi nguyên nhân này. Những quân tốt ban đầu mặc dù khá yếu khi chỉ được đánh giá với vỏn vẹn 1 điểm, nhưng khi qua sông thì hoàn toàn ngược lại.
Khi qua sông, sức mạnh của quân tốt tăng lên đáng kể bởi nó có thể di chuyển theo chiều ngang. Một khi đầy được 2 đến 3 quân tốt sang sông đồng nghĩa với việc sức uy hiếp cũng là cực kỳ lớn. Chính vì thé mà người xưa cũng đã nhận định nhất tốt độ hà, bán xa chi lực có nghĩa là quân tốt khi qua sống thì sẽ có sức mạnh tương đương với ½ quân xe.
Quân tốt ở trong cờ tướng cũng là biểu tượng cho lực lượng đông đảo nhất trên chiến trường cổ xưa. Cũng chính vì thế mà quân tốt cũng là quân sở hữu số lượng đông đảo nhất với 5 quân ở trong cờ tướng. Lúc này, đơn vị nhỏ nhất là đội ngũ (1 đội 5 người) và người dẫn đầu được gọi là ngũ trưởng. Đây cũng chính là lý do tại sao trong cờ tướng lại có 5 quân tốt.

Theo như nền tảng tư tưởng quân sự của mình thì người Trung Quốc cũng đã thay đổi cách sắp xếp quân ở trên bàn cờ so vói trò chơi gốc saturanga. Theo đó, lính tráng sẽ là người ra nơi biên ải để trấn giữ biên cương.
Chính vì thế mà quân tốt cũng sẽ được sắp xếp cách đều nha và sát với biên giới ở trên bàn cờ là một con sông. Cũng chính vì nguyên nhân này mà trận chiến ở trong cờ tướng cũng sẽ được đầy lên cao hơn rất nhiều so với cờ vua.
Các quân tốt trong cờ tướng cũng sẽ ít hơn so với cờ vua và được sắp xếp cách đều nhau giúp cho việc triển khai quân trở nên thông thoáng hơn rất nhiều trong khi các quân ở hàng dưới lại không bị chặn đường. Các trục dọc ở giữa 2 quân tốt cũng sẽ giúp cho quân chủ lực nhanh chóng được xuất trận và tấn công ngay sau 1 vài nước đi.
Điểm chung của quân tốt ở trong cờ tướng và cờ vua là đều bị giới hạn mỗi khi di chuyển mỗi lần một ô. Thế nhưng trong cờ tuonsg thì quân tốt khi đi đến hàng cuối cùng sẽ không được phong xe hoặc hậu. Cũng chính vì thế mà người chơi cần đặc biệt cẩn trọng khi đưa quân tốt mỗi khi đưa đến cuối bàn cờ. Quân tốt khi đi đến cuối đường sẽ thường gọi là tốt lụt bởi nó cũng không thể tiến lên mà cũng chỉ có thể đi ngang mà thôi.
Trong cờ tướng, việc thí tốt cũng là một chuyện thường xuyên gặp phải bởi đây là quân cờ yếu nhất ở trên bàn cờ. Việc này cũng thường xuyên gặp ở trong thực tế ở những chiến trường xa xưa khi “nhất tướng công thành, vạn cốt khô”. Thế nhưng cũng chỉ là quân tốt nếu như biết cách sử dụng thì vẫn hoàn toàn có thể làm nên chiến thắng.
Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn ý nghĩa các quân cờ tướng. Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp cho các bạn nắm được ý nghĩa của các quân cờ trong bộ môn này. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của chúng tôi!